Ping (Packet InterNet Groper) là một chương trình dòng lệnh dùng để kiểm tra 2 thiết bị trong mạng có thể kết nối với nhau hay không. Ping còn được dùng để đo đường thời gian trễ của gói tin trong mạng. Đa số các hệ điều hành như Linux, Windows đều hỗ trợ lệnh ping
Ping hoạt động như thế nào?
Lệnh ping hoạt động theo 3 bước đơn giản sau:
Ví dụ là chúng ta sẽ dùng lệnh ping để ping đến Google
ping google.com.vn
Mặc định là lệnh ping trong Windows sẽ gửi 4 gói tin (packet) đến Google. Đa số thời gian mà các gói tin chúng ta gửi đi đều mất 23ms. Lưu ý đơn vị thời gian mà lệnh ping sử dụng là mili giây (ms), 1 giây thì bằng 1000 mili giây. Đều này có nghĩa là các gói tin này mất đến 23ms để gửi đến Google và sau đó quay về lại với máy tính của ta. Các gói tin mà chúng ta gửi đi đều có kích thước mặc định là 32 byte. Bạn có thể tăng kích thước của gói tin bằng cách sử dụng tham số -l:
ping -l kich_thuoc_byte tentrangweb.com
Việc có mất nhiều thời gian để các gói tin có thể trở về hay không còn tuỳ thuộc vào kết nối mạng của bạn.
Như đã nói ở trên thì lệnh ping mặc định chỉ gửi 4 gói tin nhưng bạn có thể chỉ định cho lệnh ping gửi bao nhiêu gói tin mà bạn muốn bằng cách sử dụng tham số -n.
ping -n so_goi_tin tentrangweb.co
Đối với tham số -n thì bạn cần phải chỉ định là gửi bao nhiêu gói tin nhưng nếu bạn dùng tham số -t thì lệnh ping sẽ gửi gói tin đến vô tận và đến khi nào bạn nhấn Ctrl + C thì lệnh ping mới kết thúc.
ping -t tentrangweb.com
Ping gửi gói tin bằng cách sử dụng giao thức ICMP
Khi chúng ta sử dụng lệnh ping thì lúc này lệnh ping sẽ gửi gói tin đi qua giao thức ICMP (InternetControl Message Protocol). ICMP là một giao thức dùng để kiểm tra xem 2 máy tính trong mạng có thể giao tiếp với nhau không. Các gói tin ICMP sẽ gửi yêu cầu “echo” đến máy tính khác. Và nếu như máy tính đó nhận được gói tin mà ta gửi thì sẽ phản hồi lại. Tuy nhiên, cũng có một số máy tính và máy chủ được thiết lập là sẽ không phản hồi lại đối với gói tin ICMP. Và tất nhiên kết quả mà bạn sẽ nhận được Request timed out
Việc làm như vậy là để tránh các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Thay vì bạn dùng lệnh ping để gửi gói tin đến một máy tính khác thì bạn cũng có thể gửi gói tin đó đến chính máy tính của mình bằng cách sử dụng lệnh:
ping localhost
hoặc
ping 127.0.0.1
Và các gói tin mà bạn gửi đi và quay về đều mất khoảng thời gian là nhỏ hơn 1ms. Sở dĩ thời gian ngắn đến như vậy là máy tính của bạn tự gói tin đi và sau đó tự trả lời lại nên mất rất ít thời gian.
Thường thì ta làm như vậy là để kiểm tra xem ngăn xếp TCP/IP của máy tính của mình có hoạt động tốt không.
Tracert là gì ? Cách sử dụng Tracert và phân tích đường đi của ICMP
Tracert (hay Traceroute) là công cụ dựa trên nền tảng Windows cho phép bạn hỗ trợ chương trình kiểm tra cơ sở hạ tầng mạng. Trong bài này chúng tôi giới thiệu cách dùng Tracert để sửa chữa các vấn đề gặp trong thực tế. Điều này giúp tăng cường tính hữu ích của công cụ và chỉ cho bạn một số cách dùng khi làm việc với các mạng riêng của mình.
Tiện ích TCP/IP (Xem thêm về TCP/IP là gì ?) này cho phép bạn xác định các gói định hướng lưu chuyển trong toàn bộ mạng tới host cụ thể theo yêu cầu của bạn. Tracert hoạt động bằng cách tăng thêm giá trị “thời gian sống” (TTL) cho từng gói liên tiếp được gửi đi. Khi một gói đi qua một host, host này sẽ giảm TTL đi một giá trị và tiếp tục gửi nó sang host kế tiếp. Khi một gói có TTL (Time to live) đến được host cần tới, host sẽ loại bỏ gói và gửi thông báo thời gian ICMP (Xem thêm về ICMP là gì ? ) quá hạn. Tracert nếu được dùng phù hợp và chính xác có thể giúp bạn tìm ra các điểm định tuyến không chính xác hoặc không tồn tại trong mạng của bạn.
Giới thiệu về Tracert
Tracert là công cụ dòng lệnh nền tảng Windows dùng để xác định đường đi từ nguồn tới đích của một gói Giao thức mạng Internet (IP – Internet Protocol). Tracert tìm đường tới đích bằng cách gửi các thông báo Echo Request (yêu cầu báo hiệu lại) Internet Control Message Protocol (ICMP) tới từng đích. Sau mỗi lần gặp một đích, giá trị Time to Live (TTL), tức thời gian cần để gửi đi sẽ được tăng lên cho tới khi gặp đúng đích cần đến. Đường đi được xác định từ quá trình này.
Nhìn vào hình minh hoạ sau bạn có thể hình dung ra được cách thức Tracert hoạt động trong một mạng sản xuất.
Sử dụng Tracert như thế nào
Như bạn thấy ở hình minh hoạ, chúng ta sẽ gửi lưu lượng từ trạm kiểm tra bên B (Site B) tới một server ở bên A (Site A). Các gói tin sẽ truyền đi trong mạng diện rộng (WAN), phân tách thành hai phía nối với nhau qua liên kết T1 và một liên kết dự phòng ISDN (Integrated Services Digital Network). Để dùng tiện ích Tracert, đơn giản bạn chỉ cần biết địa chỉ IP của máy đích muốn gửi đến, cách sử dụng Tracert chính xác và bạn cần tìm cái gì trong kết quả.
Tracert hoạt động dựa vào thao tác với trường Time to Live (TTL). Bằng cách tăng TTL và sau mỗi lần gặp router, giá trị của nó lại giảm đi một, gói tin được gửi tới router tiếp theo. Mỗi lần gói tin được gửi từ router này đến router khác, người ta gọi là nó đã thực hiện một bước nhảy (hop). Khi trường TTL có giá trị trở về 0, router sẽ gửi thông báo “Time Exceeded” ICMP (hết thời gian) tới máy nguồn. Bạn có thể xem ví dụ với mạng mẫu sau của chúng tôi trong phần minh hoạ bên dưới. Với địa chỉ IP nguồn và đích,… chúng ta sẽ dùng trạm làm việc ở Site B và server bên Site A để thực hiện bài kiểm tra.
Từ minh hoạ này bạn có thể thấy, IP nguồn là 10.1.2.4 và IP đích (ví dụ) có thể là 10.1.1.6. Việc định tuyến thông thường diễn ra từ Site B sang Site A, qua liên kết có dung lượng cao hơn là T1 (1.544 Mbqs). Liên kết ISDN có dung lượng 128 Kbqs chỉ được dùng dự phòng trong trường hợp liên kết chính gặp lỗi. Tracert sẽ chỉ cho bạn thấy các gói tin được gửi từ Site B, tại máy có địa chỉ 10.1.2.4, qua liên kết T1 tới máy có địa chỉ 10.1.1.1. như thế nào. Bạn còn có thể biết được cách gửi các gói tin tới mạng LAN cục bộ (10.1.1.0) và cuối cùng là 10.1.1.6 như thế nào.
Khi các gói tin đã được gửi đi, Tracert sẽ dùng giao diện đầu tiên trên router nó nhìn thấy để thông báo lại các bước nhảy router. Vì thế, hãy xem xét toàn bộ đường đi hoàn chỉnh của chúng ta trước khi gửi các gói tin đi.
Đường đi (được tô màu đỏ trên hình) là danh sách các router nằm giữa host nguồn và host đích. Một điểm rất quan trọng cần nhớ là các giao diện ở phía bên trái sẽ được dùng khi mô tả. Giao diện bên trái là giao diện của router gần nhất với host gửi tin trong đường đi. Trong ví dụ này bạn có thể thấy đường đi qua T1, từ phía B (Site B) sang phía A (Site A). Bây giờ chúng ta hãy cùng xem tại sao điều này lại quan trọng.
Vậy các cách làm việc của tracert là gì? Khi khởi chạy và sử dụng, tracert sẽ báo cáo (in ra) danh sách đã được sắp xếp các địa chỉ của từng host mà nó đã đi qua trên đường đến đích. Điều này thực sự hay vì bạn có thể biết được nhiều hơn về đường đi này. Nếu bạn thu được phần gần mặt phân cách, bạn sẽ thấy một thiết lập mới của địa chỉ IP trong hình minh họa tiếp theo (192.168.10.1 và 192.168.11.1) 10.1 được sử dụng cho liên kết ISDN và 11.1 sử dụng cho liên kết T1. Vậy tại sao điều này lại quan trọng?
Khi nhận được kết quả từ Tracert, một số người không thạo làm việc với công cụ này sẽ thấy lúng túng. Router cổng vào 10.1.1.1 mặc định của Site A được thay thế bằng địa chỉ WAN. Chỉ là một router nhưng giao diện khác. Điều này mang tính chất bắt buộc khi muốn kiểm tra với Tracert bởi vì nếu bạn nhầm, bạn sẽ không biết được mình đang đọc gì.
Ví dụ, đường đi bạn thấy ở hình minh hoạ trên là từ 10.1.2.4 tới 10.1.2.1 (cổng vào mặc định của mạng LAN). Sau đó nó sẽ qua mạng WAN tới 10.1.1.1. Chỉ có một vấn đề xuất hiện ở đây là bạn sẽ không thấy địa chỉ xuất hiện. Sau khi T1 có giao diện trên router (11.1) của phía A (Site A) và thực hiện liên kết ISDN (10.1) thì hai địa chỉ IP này là quan trọng nhất trong kết quả trả ra của Tracert. Đó là do trong ví dụ này T1 có thể bị lỗi và đường đi bây giờ là qua ISDN. Điều này hoạt động “như được công khai hoá”. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn để T1 online trở lại (trừ trường hợp bạn cảm thấy tốc độ mạng của mình tại T1 tụt từ 1.544 Mbqs xuống còn 128 Kbqs), bạn không nên dùng liên kết ISDN thêm phút nào nữa. Đó là điều chúng ta sẽ kiểm tra.
Kiểm tra Tracert
Bây giờ, để dùng Tracert, đơn giản bạn chỉ cần mở màn hình lệnh Command Prompt. Để thực hiện điều này, bạn vào Start -> Run -> cmd -> tracert
Chú ý: bạn phải gõ “tracert” vì bạn có thể thấy Traceroute chỉ hoạt động trên UNIX/Linux và các hệ thống khác như Cisco, …
Đầu tiên chúng ta hãy xem mọi việc diễn ra như thế nào khi dùng T1.
C:\>tracert 10.1.1.6
Tracing route to 10.1.1.6 over a maximum of 30 hops (Xác định đường đi tới địa chỉ 10.1.1.6 qua tối đa 30 bước nhảy)
---------------------------------------------------
1 2 ms 3 ms 2 ms 10.1.2.1
2 25 ms 83 ms 88 ms 192.168.11.1
3 25 ms 79 ms 93 ms 10.1.1.6
Trace complete.
Bây giờ, nếu T1 bị lỗi và chuyển sang dùng ISDN, bạn sẽ thấy có một ‘đường đi’ khác và nó ‘dài hơn’ so với đường đi ban đầu.
C:\>tracert 10.1.1.6
Tracing route to 10.1.1.6 over a maximum of 30 hops
---------------------------------------------------
1 2 ms 3 ms 2 ms 10.1.2.1
2 75 ms 83 ms 88 ms 192.168.10.1
3 75 ms 79 ms 93 ms 10.1.1.6
Trace complete.
Như bạn thấy, sử dụng tracert sẽ giúp bạn xác định rõ được đường dẫn mạng như nó hướng ra ngoài thông qua mạng và quan trọng nhất là làm thế nào để dữ liệu đi qua đường dẫn đó.
Sử dụng các tuỳ chọn Tracert
Để dùng Tracert, các bạn nên biết một số tuỳ chọn sau. Hữu ích nhất là tuỳ chọn đầu tiên “-d”. Nó được dùng khi bạn muốn loại bỏ giải pháp DNS. Các server name (tên máy chủ) cũng rất hữu ích, nhưng nếu nó không được thiết lập hoặc thiết lập sai, hay đơn giản là bạn chỉ muốn có địa chỉ IP của host, bạn nên dùng tuỳ chọn “-d”.
tracert [-d] [-h MaximumHops] [-j HostList] [-w Timeout] [TargetName]
Sử dụng Tracert để gỡ rối như thế nào
Có thể đôi khi phần thông tin hiển thị ra ngoài không rõ ràng khiến bạn không hiểu. Chẳng hạn như khi xuất hiện các dấu hoa thị bạn sẽ làm gì? Như đã đề cập đến ở phần trên, dấu hoa thị có thể hiển thị sai, vì gói ICMP có thể đã được chuyển đến nơi nhưng có cái gì đó đã cản trở quá trình thông báo lại, thường là một nguyên tắc nào đó trong tường lửa hoặc danh sách điều khiển truy cập (Access Control List).
Bạn có thể dùng Tracert để tìm ra chỗ gói tin bị ngừng lại trên mạng. Trong ví dụ sau, cổng mặc định đã tìm ra rằng không có đường đi nào hợp lệ ở bất kỳ host nào. Điều này có nghĩa là cả hai liên kết (T1 và ISDN) đều đã “sập” và không có đích nào có thể đến.
C:\>tracert 10.1.1.6
Tracing route to 22.110.0.1 over a maximum of 30 hops
-----------------------------------------------------
1 10.1.2.1 reports: Destination net unreachable.
Trace complete.
Từ ví dụ này bạn có thể thấy, khi bạn gửi yêu cầu kiểm tra Tracert tới địa chỉ 10.1.1.6, cổng LAN mặc định báo lại rằng nó không thể tìm thấy đường đi. Nhìn vào sơ đồ cụ thể sau có thể giúp bạn hiểu vấn đề rõ ràng hơn.
Bạn có thể thấy, không có đường đi nào cho gói tin. Router gần nguồn nhất thông báo rằng từ nguồn không có đường đi nào để tới các host khác.
Chú ý quan trọng
Dưới đây là một số chú ý quan trọng giúp bạn hiểu sâu hơn về Tracert.
Không phải lúc nào Tracert cũng giúp bạn tìm kiếm ‘latency’ (độ trễ). Để xác định đường đi và cung cấp độ trễ cũng như các gói tin thất lạc cho từng router và liên kết trong đường đi, sử dụng lệnh “pathping”.
Tracert chỉ có thể dùng được nếu giao thức Internet Protocol (TCP/IP) đã được cài đặt như là thành phần trong các thuộc tính của một bộ điều hợp mạng (network adapter) ở Network Connections. Đây là một tiện ích TCP/IP sử dụng ICMP, một giao thức nằm trong bộ giao thức TCP/IP.
Trong phiên bản Linux hiện đại, tiện ích tracerouter (không phải là tracert mặc dù một số hệ thống Linux cũng cho phép bạn sử dụng tracert) dùng UDP datagram với mã số cổng là 33434. Windows dùng yêu cầu báo hiệu lại ICMP (kiểu 8) được biết đến nhiều hơn với các gói ping.
Trong bài này chúng tôi đã chuyển tới bạn khái niệm cơ bản về Tracert. Tracert (hay còn được biết đến là traceroute) là một công cụ dựa trên nền tảng Windows, cho phép bạn hỗ trợ kiểm tra cơ sở hạ tầng mạng. Cụ thể trong bài chúng tôi hướng dẫn bạn cách dùng tracert để gỡ lỗi các vấn để xảy ra trong thực tế như đa đường đi hay các link không hoạt động. Điều này giúp tăng cường tính hữu ích của công cụ và chỉ cho bạn cách sử dụng khi làm việc với mạng riêng của mình. Tiện ích TCP/IP này cũng cho phép bạn xác định đường đi của các gói tin truyền qua mạng tới host cụ thể bạn chỉ định.
Khi một gói tin đi qua một host, host sẽ giảm giá trị TTL của gói tin đi một giá trị và gửi tới host tiếp theo. Khi quá thời gian mà chưa đến đúng địa chỉ cần tìm, host nhận được gói tin sẽ loại bỏ và gửi lại thông báo thời gian quá hạn ICMP. Tracert nếu được dùng hợp lý có thể giúp bạn tìm ra các điểm trong mạng được định tuyến không chính xác hoặc không tồn tại. Tracert (hay traceroute) là công cụ bạn phải kiểm soát được nếu có kế hoạch làm việc trên mạng. Nó (và ping, pathping) có thể được dùng để giúp bạn ánh xạ và gỡ lỗi mạng dễ dàng. Các bạn nên tìm hiểu về các công cụ này kỹ hơn từ các bài tham khảo.
Pathping là gì ? Cách sử dụng Pathping
Pathping là công cụ dòng lệnh dựa trên nền tảng hệ điều hành Windows được dùng để cung cấp thông tin về dữ liệu đường dẫn tới địa chỉ đích, độ trễ mạng và tổn thất mạng tại các bước truyền trung gian giữa nguồn và đích. Trong bài này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu độ trễ (latency), bước truyền (hop) và một số khái niệm tương tự. Đồng thời chúng ta cũng sẽ xem xét cách dùng Pathping để gỡ rối hay sửa chữa các vấn đề xuất hiện trong thực tế. Điều này giúp tăng cường tính hữu ích của công cụ, và cho bạn cách sử dụng khi làm việc trong mạng riêng của mình.
Pathping là tiện ích dựa trên cơ sở giao thức TCP/IP (công cụ dòng lệnh), cung cấp thông tin hữu ích về độ trễ mạng và tổn thất mạng tại các bước truyền trực tiếp giữa địa chỉ nguồn và địa chỉ đích. Nó thực hiện điều này bằng cách gửi các yêu cầu báo hiệu lại qua giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol) và phân tích kết quả. ICMP là một mở rộng của Internet Protocol tức IP, một bộ phận của bộ giao thức TCP/IP được định nghĩa theo tiêu chuẩn RFC 792. ICMP hỗ trợ các gói chứa thông điệp lỗi, điều khiển và truyền tin. Pathping gửi nhiều thông báo yêu cầu báo hiệu lại tới từng router nằm giữa địa chỉ hiện thời đang cố gắng ping và địa chỉ đích. Nếu máy đích của bạn nằm giữa một liên kết WAN, chắc chắn bạn sẽ phải dùng một số lớp router, thông thường nhất là hai. Điều đó có nghĩa là bạn có thể kiểm tra đường dẫn pathping trong mạng hai bước truyền hoặc giữa các bước truyền hai router. Sơ đồ dưới đây minh hoạ một mạng điển hình thường thấy:
Đây là kiểu cài đặt mạng WAN điển hình, được kết nối cả hai mặt qua liên kết T1 và liên kết Integrated Services Digital Network (ISDN). Điểm quan trọng cần chú ý trong mạng này là có nhiều đường đa dẫn xuyên suốt toàn bộ mạng, có liên kết T1 và ISDN, cả các kỹ thuật kết nối tới từng mặt. T1 là liên kết chính, hoạt động với tốc độ 1.544 Mbps; ISDN là liên kết dự phòng sao lưu lại khi liên kết chính hỏng hoặc bị lỗi. ISDN là công nghệ đầu tiên cho phép trả tiền theo đúng lưu lượng đã sử dụng và là công nghệ hoàn hảo giữ các chức năng chưa thi hành cho đến khi cần thiết. Nó có tốc độ truyền tải thấp hơn (khoảng 64 Kbps) nhưng tốn ít năng lượng hơn, phù hợp cho các dịch vụ tiêu chuẩn. Băng thông cung cấp thêm thời gian lưu chuyển trong mạng cho các gói tin và bổ sung độ trễ hay sự trì hoãn cho giao thông mạng. Độ trễ (latency) là lượng thời gian một gói dữ liệu được chuyển từ một điểm tới một điểm khác. Pathping là công cụ kiểm tra thông số này rất tốt. Độ trễ có thể đo bằng lượng thời gian một gói tin kiểm tra bắt đầu được gửi đi đến khi quay trở lại người gửi. Con số thực rất lẻ, thường được làm tròn và gọi là độ trễ.
Pathping có thể cho bạn thấy không chỉ các gói tin được hình thành và truyền trong mạng như thế nào mà còn cả các dường dẫn chính xác (như T1) hay quá trình chúng “trôi” giữa các liên kết đan xen, thường là ISDN. Từ đó phát hiện và chỉ ra cho bạn lỗi cấu hình hay liên kết “chết” và liệu có chỗ nghẽn nào trong mạng của bạn không. Nhờ vậy, các vấn để liên quan đến độ trễ được xác định. Thiếu băng thông, độ trễ hay độ trì hoãn có thể là nguyên nhân gây ra lỗi vượt quá thời gian trong các hoạt động truyền tải dữ liệu. Pathping cho phép bạn gửi nhiều thông báo yêu cầu báo hiệu lại tới từng router nằm giữa bạn (tức địa chỉ nguồn) và đích bạn định đến. Sau khoảng thời gian ước tính nhất định, Pathping sẽ thể hiện kết quả nhận được trở lại từ từng router các gói tin đi qua.
Cú pháp
Để dùng pathping, đơn giản bạn chỉ cần mở cửa sổ lệnh, trên máy nguồn sẽ chạy chương trình kiểm tra. Nếu muốn dùng phần minh hoạ tiếp theo như trong ví dụ, bạn cần bổ sung thêm địa chỉ IP. Nó sẽ giúp bạn thể hiện nội dung kiểm tra. Bạn có thể thấy ở hình dưới máy PC dùng để kiểm tra được đặt ở bên B với địa chỉ IP là 10.1.2.4. Hệ thống này muốn kiểm tra đường dẫn tới bên A, một server có địa chỉ IP là 10.1.1.5.
Chạy pathping không có gì khó. Mở cửa sổ lệnh Command Promp (vào Start -> Run-> cmd) và gõ lệnh pathping.
Lệnh pathping có khá nhiều tuỳ chọn, bao gồm:
Có một số tuỳ chọn khác, nhưng các tuỳ chọn trên là phổ biến nhất. Nếu muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể dùng chức năng Help (trợ giúp). Nó sẽ đưa ra danh sách đầy đủ các tuỳ chọn trong cửa sổ lệnh Command Prompt của Windows.
Để dùng Pathping, khởi động lệnh pathping từ nguồn tới đích và cho phép nó thực hiện các tính toán của mình.
D:\>pathping -n server-1
Tracing route to server-1 [10.1.1.5]
over a maximum of 30 hops:
0 10.1.2.1
1 10.1.1.1
2 10.1.1.5
Computing statistics for 50 seconds...
Source to Here This Node/Link
Hop RTT Lost/Sent = Pct Lost/Sent = Pct Address
0 10.1.2.1
0/ 100 = 0% |
1 35ms 0/ 100 = 0% 0/ 100 = 0% 10.1.1.1
13/ 100 = 13% |
2 28ms 16/ 100 = 16% 3/ 100 = 3% 10.1.1.5
0/ 100 = 0% |
Trace complete.
Trong đó:
Trong ví dụ này tôi chú trọng đến các điểm cơ bản và bỏ qua một số đoạn text chưa cần thiết nhằm tập trung chính xác đến cái chúng ta cần biết: thông số và cách đọc chúng. Bạn sẽ thấy có một độ trễ nhỏ ở bước truyền thứ hai (10.1.1.1), chuyển liên kết tới bước truyền tiếp theo là 10.1.1.5. Ở phần này chúng ta sẽ thấy một lượng nhỏ độ trễ thông thường có kích thước và liên kết tốc độ như vậy. Nếu tỷ lệ thời gian mili giây ở mức rất cao như 500 ms, có thể đã có vấn đề về băng thông xuất hiện. Như bạn có thể thấy, pathping không chỉ “kiểm chứng” kết nối tới host đích mà còn chỉ ra cho bạn cách thức giao thông mạng hoạt động như thế nào và sự nhanh chóng của chúng ra sao, lượng trở kháng gặp phải trong mạng diện rộng, là điểm tắc nghẽn rất phổ biến.
Dưới đây là ví dụ khác, sử dụng pathping trong cơ chế mạng để kiểm tra bên trong một LAN có kết nối tới Internet và một trình duyệt Web.
Khi chạy pathping, bạn cần kiên nhẫn một chút. Đầu tiên pathping sẽ đưa ra kết quả như thể bạn đang dùng Tracert hay Traceroute, một tiện ích tương tự đã được giới thiệu (Đọc về Tracert là gì ? ). Tracert sẽ chỉ ra cho bạn ‘đường dẫn’ qua mạng và kiểm chứng kết nối nhưng không cho bạn biết cách thức gói tin được truyền đi trong mối quan hệ với tốc độ, việc sử dụng băng thông và độ trễ như thế nào.
Bước tiếp theo, tuỳ thuộc vào lượng bước truyền (có bao nhiêu bước truyền router cần được phân tích) là kiểm tra kết quả pathping theo các cột Lost/Sent = Pct và Address. Quá trình kiểm tra này chỉ ra cho bạn thông tin chẳng hạn có thể cả hai liên kết đều đã được sử dụng (nếu bạn có tỷ lệ ‘chết mạng’ cao),… Tỷ lệ link (tức liên kết) bị mất mát được thể hiện là các thanh dọc (|) trong cột Address cho thấy việc nghẽn liên kết là nguyên nhân gây ra thất lạc các gói tin được được truyền trên đường dẫn. Tỷ lệ tổn thất ở router (được xác định bởi địa chỉ IP của chúng) chỉ ra rằng các router này có thể gặp phải vấn đề về tràn hay bão hoà.
Chú ý:Nếu bạn thấy dấu “*”, đừng bực mình, có thể một tường lửa đã block ICMP nên bạn không nhận được trả lời mặc dù thực tế nó đã được gửi đi. ACL (Access Control Lists – Danh sách điều khiển truy cập) và tập hợp quy tắc của tường lửa thường bỏ qua chương trình kiểm tra mạng vì điều này. Phải đảm bảo chắc chắn rằng bạn biết sơ đồ bố trí mạng của mình khi có ý định sửa chữa nó và đưa nó vào hoạt động xem xét chung.
Tác giả: admin
Ý kiến bạn đọc